Hướng dẫn cấu hình WDS – Bắt Cầu – Repeater cho Router Wireless TPLINK đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa

Phần I : Nhìn sơ qua hình trên, xác định rõ các phần sau đây :

  * CỔNG WAN : là cổng cắm dây mạng RJ45 duy nhất khác màu các lỗ RJ45 còn lại, trong hình là cổng màu xanh dương.
** CỔNG LAN : là cổng cắm khác màu cổng WAN, trong hình là các cổng màu vàng.
Nút tắt / mở nguồn : Ấn vào để mở hoặc tắt Router Wifi.
Nút Reset : Dùng để xóa tất cả các cài đặt đã thực hiện trên Router Wifi về mặc định của nhà sản xuất. Để thực hiện Reset, hãy dùng tăm hoặc kim nhọn ấn vào nút này.

Phần II : Tiến hành cấu hình Router Wifi :

Để tiến hành cấu hình BẮT CẦU ( WDS ), chúng ta cần tối thiểu 2 Router Wifi để làm công việc này, phân chia công việc như sau

Router Wifi 1 ( là Router Wifi phát sóng đầu tiên, đồng thời là Router Wifi chính, kết nối trực tiếp với Modem ), cách cấu hình Wifi này tương tự như bài viết trước : Hướng dẫn cấu hình Router Wireless TPLINK đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa.

Lưu ý : trong khi tiến hành cấu hình Router Wifi 1, chúng ta phải lưu ý ghi nhớ các thông số sau.

  1. Default Gateway sau khi đổi IP ( Phần cuối cùng của Bước 3 bài viết trên )

Ví dụ ở bài viết trước, sau khi đổi IP là 192.168.10.1 thì đây chính là Default Gateway mới của Router Wifi 1. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy xem lại hình dưới đây.

  1. Các giá trị sau khi cài đặt :
  • Tên mạng không dây của Router Wifi 1 : ở đây là ABC
  • Kênh của Router Wifi 1 : ở đây là kênh 10
  • Phiên bản bảo mật của Router Wifi 1 : WPA-PSK
  • Mã hóa ở Router Wifi 1 : AES
  • Mật khẩu của Router Wifi 1 : ở đây là 12345678

Router Wifi 2 ( là Router Wifi phát sóng tiếp theo, dùng để bắt Router Wifi 1, cứ thế làm tiếp như vậy : Wifi 2 bắt Wifi 1, Wifi 3 bắt Wifi 2, Wifi 4 bắt Wifi 3 vv… ), cách cấu hình các Wifi phụ này cũng tương tự như bài viết trước : Hướng dẫn cấu hình Router Wireless TPLINK đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa.

Lưu ý : trong khi tiến hành cấu hình Router Wifi 2,3,4 vv, chúng ta phải lưu ý ghi nhớ các thông số sau.

  1. Default Gateway sau khi đổi IP ( Phần cuối cùng của Bước 3 bài viết trên )

Ví dụ ở bài viết trước, sau khi Router Wifi 1 đổi IP là 192.168.10.1 thì đây chính là Default Gateway của Router Wifi 1. Vậy thì cấu hình Router Wifi 2 thì phải chọn IP là 192.168.10.2Router Wifi 3 thì IP là 192.168.10.3 vv ( Các Router Wifi 2,3,4 vv phải chung lớp IP của Router Wifi 1 – 192.168.10.__ ) ….
Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy xem lại hình dưới đây.

  1. Các giá trị sau khi cài đặt, một số phần phải giống Router Wifi 1 :
  • Tên mạng không dây của Router Wifi 2 : ở đây là ABC2 ( đặt khác Router Wifi 1, vì Wifi 1 là ABC thì ta đặt cho Wifi 2 là ABC2 cho dễ phân biệt, cứ thế đặt cho Wifi 3 là ABC3 vv… )
  • Kênh của Router Wifi 2 : phải giống Wifi 1, ở đây là kênh 10
  • Phiên bản bảo mật của Router Wifi 2  : phải giống Wifi 1, WPA-PSK
  • Mã hóa ở Router Wifi 2  : phải giống Wifi 1, AES
  • Mật khẩu của Router Wifi 2 : khác hoặc giống Wifi 1 cũng được, quan trọng là phải nhớ đế đăng nhập sau này, ở đây tôi chọn giống Wifi 1 nên đặt là 12345678.

Sau khi cấu hình hoàn tất Router Wifi 2 như hướng dẫn trên, thì bạn Lưu rồi Reboot lại, vậy là xong bước đầu tiên khi cấu hình Wifi tiếp xong.

Công việc tiếp theo, cũng là quyết định các bạn cấu hình đúng hay sai, các bước sau đây các bạn phải làm đúng theo hình sau đây nhé.

  1. Đảm bảo Router Wifi 1 đang được bật.
  2. Vẫn đang ở trong trang cấu hình Router Wifi 2, vào phần Cài đặt không dây ( phẩn cài Tên mạng không dây ), các bạn bấm vào dấu check của Kích hoạt cầu nối WDS như hình sau đây.

Tiếp theo ấn vào nút Khảo sát, sẽ hiện ra một bảng danh sách các Router Wifi đang phát xung quanh, bạn tìm tên của Router Wifi 1 là ABC, và bấm Kết nối

Sau khi bấm Kết nối, trình duyệt sẽ tự động về lại trang cấu hình Cài đặt không dây, nhưng giờ các thông số của Router Wifi 1 sẽ được nhập vào, việc chúng ta làm bây giờ là nhập mật khẩu của Router Wifi 1 vào khung Mật Mã như hình sau :

 Sau đó bấm Lưu lại.
 
          Tiếp theo, vào phần DHCP / Cài đặt DHCP ở cột trái, tại phần bên phải, chúng ta bấm chọn Vô hiệu hóa, sau đó bấm Lưu.

Sau khi bấm Lưu, trình duyệt sẽ xuất hiện dòng chữ đỏ sau : Thay đổi cấu hình DHCP sẽ không có hiệu lực cho đến khi thiết bị khởi động lại, vui lòng nhấn vào đây để khởi động lại.
Hãy bấm vào chữ nhấn vào đây rồi bấm tiếp nút Khởi động lại để Router Wifi 2 Reboot.

Vậy là bạn đã cấu hình xong Router Wifi 2 rồi đấy.

Nếu bạn có Router Wifi 3 thì cứ cấu hình như bình thường, ở phẩn IP thì gõ là 192.168.10.3, rồi vào phần Cài đặt không dây, bấm Khảo sát …. rồi làm tiếp như ở phần trên.

Phần III : Tiến hành chạy thử :

– Router Wifi 1 chúng ta vẫn kết nối với Modem như bình thường, dùng điện thoại hoặc laptop kết nối rồi lên mạng thử, nếu chạy tốt thì tiến hành thử Router Wifi 2.
– Sau khi Router Wifi 1 chạy tốt, tại vị trí muốn đặt Router Wifi 2, ta dùng điện thoại kiểm tra xem đang bắt Wifi 1 được bao nhiêu sóng, nếu hơn 50% là OK, cắm điện Wifi 2 rồi đợi 1 phút sau kết nối lên mạng thử, còn nếu không thì phải đổi vị trí khác để đặt Wifi 2. Để Wifi tiếp sóng tốt thì tại vị trí đặt Wifi 2, phải bắt được tối thiểu 40% sóng của Wifi 1.

Trên đây là những bước để cấu hình bắt cầu WDS hay còn gọi là tiếp sóng Repeater, để thành công các bạn cần phải chú ý kỹ và làm đúng các bước ở phần II.

Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận