Hướng dẫn cấu hình và xem IP CAMERA VSTARCAM ngoài mạng nội bộ – xem online đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa

Ở bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn các bước cấu hình và xem IP CAMERA VSTARCAM trong mạng nội bộ. Nếu bạn vẫn chưa làm được, vui lòng xem và làm lại theo bài viết tại đây :Hướng dẫn cấu hình và xem IP CAMERA VSTARCAM trong mạng nội bộ đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa

Nếu bạn đã hoàn thành tốt bài viết trên và bạn đã có thể xem IP Camera trong mạng nội bộ rồi, giờ chúng ta chỉ còn việc đưa nó lên Internet bằng cách trỏ Domain vào Modem thông qua NAT Port nữa là xong.

Đầu tiên, bạn vào trang http://dyn.com/ để đăng ký một tài khoản, sau đó vào trang https://www.whatismyip.com/ để xem địa chỉ IP WAN của mình.

Vào lại trang http://dyn.com/ bạn tạo một tên miền tùy ý sao là dễ nhớ, ở đây tôi chọn vitinhth.dyndns.org và trỏ vào địa chỉ IP WAN vừa lấy được ở trên.

Sau đó, bạn truy cập vào trang quản trị của Modem, vào phần Advanced Setup, vào tiếp Virtual Servers của NAT như hình

Tiếp theo bạn bấm Add, một giao diện mới sẽ hiện ra như sau

Ở phần Custom Server, bạn đặt tên cho nó là IPCAM
Server IP Address : bạn gõ IP muốn đặt cho IP CAM vào, lưu ý là phải cùng lớp với Modem nhé ( ví dụ :IP Modem là 192.168.1.1 thì IP bạn đặt cho IP Camera là 192.168.1. gì đó, nguyễn là khác các IP đang NAT cho thiết bị khác và tốt nhất là IP đó trên số 100, ví dụ : 192.168.1.100 ), và ở đây tôi chọn là 192.168.1.55
Các mục External Port Start, End bạn gõ Port bạn muốn thêm, ở đây tôi chọn 6666.
Sau đó, bạn bấm Save / Apply để lưu lại.
Lưu ý : Port bạn chọn phải khác với các Port đã có trong danh sách NAT.

Sau khi NAT Port thành công, một dòng dữ liệu mới kèm Port vừa NAT sẽ hiển thị trong danh sách NAT

Tiếp theo, bạn vào phần DNS cũng trong Advanced Setup, bấm chọn Dynamic DNS, sau đó bấm vào Add để thêm Domain bạn đã tạo ở các bước đầu.

Sau khi bấm Add, giao diện Add dynamic DDNS sẽ giống như sau :

D – DNS provider : chọn DynDNS.org
Hostname :gõ tên miền bạn đã tạo sau khi đăng ký tài khoản ở trang http://dyn.com/ , ở đây tôi gõ vitinhth.dyndns.org
Interface : chọn pppoe… ( tùy nhà mạng sẽ hiển thị khác nhau )
Username và Password : tài khoản và mật khẩu đã đăng ký ở trang http://dyn.com/
Bấm nút Save / Apply sau khi nhập xong.
Vậy là xong phần NAT Port trong Modem rồi, tiếp theo bạn sẽ cấu hình tiếp cho IP Camera

Vào trang cài đặt IP Camera, cách vào thì lại các bạn xem ở bài viết trước thông qua link này Hướng dẫn cấu hình và xem IP CAMERA VSTARCAM trong mạng nội bộ đơn giản và dễ hiểu có kèm hình ảnh minh họa

Bạn bấm vào Network Settings, chọn DDNS Settings

Ở phần Obtain IP from DHCP Server, bạn bỏ dấu check đi.
Ở phần IP Address, bạn gõ địa chỉ IP của IP Camera mà bạn đã NAT vào modem, ở trên tôi chọn 192.168.1.55
Phần Http Port : bạn gõ Port đã NAT vào, ở đây tôi gõ 6666
Sau đó bạn bấm Submit để lưu lại.

Tiếp theo, bạn vào tiếp phần DDNS Settings.

Ở phần DDNS Service, bạn chọn DynDns.orgDDNS User và Password thì bạn gõ tài khoản đã tạo ở trang http://dyn.com/
DDNS Host : bạn gõ tên miền đã tạo, ở đây là vitinhth.dyndns.org
Sau khi nhập xong bạn ấn Submit để lưu lại.
Để ý thanh Status trên nút Submit, nếu có kết quả Succeed là bạn đã cấu hình thành công rồi đấy.

Sau khi cấu hình xong các bước trên, để truy cập IP Camera thông qua Internet được thì bạn phải vào mạng bằng một địa chỉ WAN khác. Nói dễ hiểu hơn, bạn không thể vào xem trực tiếp bằng Internet ở nhà bạn mà phải xem bằng Internet ở các quán cà phê hay nơi nào đó khác nhà bạn. Để truy cập bằng trình duyệt, bạn gõ Domain rồi hai chấm rồi Port, ví dụ bạn gõ : vitinhth.dyndns.org:6666, sau đó đăng nhập là xem được rồi.

Các bước bên trên sẽ giúp chúng ta có thể cấu hình và xem IP CAMERA VSTARCAM ngoài mạng nội bộ – xem online bằng trình duyệt, hoặc bằng phần mềm xem Camera cấu hình bằng DynDNS trên PC cũng như App trong điện thoại.

Nếu các bạn dùng phần mềm xem trên PC cũng như App dùng cho điện thoại riêng biệt của Eye4 thì mọi chuyện dễ dàng hơn, chúng ta sẽ sử dụng khả năng xem qua đám mây của các dòng sản phẩm VSTARCAM.
Đối với Tool Eye4 trên PC, ta sẽ dùng chức năng Scan hoặc gõ UID dưới đáy mỗi sản phẩm để thêm Camera vào phần mềm.
Đối với App Eye4 trên Android, IOS, ta dùng chức năng Scanning để Scan BarCode hoặc nhập UID như cách trên là xem được ngoài mạng.

Chúc các bạn thành công

Trả lời